Chủ nghĩa tư bản là gì?
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu, phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ 17. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18, hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng. Tuy nhiên A.Smith là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu, và đối lập với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng. Các chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư bản, và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn là nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước.
Đặc điểm đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, quyền này được Nhà nước tư bản chủ nghĩa bảo vệ về mặt luật pháp. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể và đôi khi ở một số nước tư bản chủ nghĩa, tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không nhỏ (hay còn gọi là mô hình kinh tế hỗn hợp), nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản chủ nghĩa là trong xã hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản và phần lớn trường phái chủ nghĩa xã hội công nhận quyền sở hữu toàn dân, tập thể và nhà nước đối với các tư liệu sản xuất (ví dụ như đất đai và tài nguyên khoáng sản).
Trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động cơ lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải, phân hóa giàu - nghèo là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Nguồn: vi.wikipedia.org
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng. Tuy nhiên A.Smith là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu, và đối lập với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng. Các chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư bản, và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn là nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước.
Đặc điểm đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, quyền này được Nhà nước tư bản chủ nghĩa bảo vệ về mặt luật pháp. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể và đôi khi ở một số nước tư bản chủ nghĩa, tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không nhỏ (hay còn gọi là mô hình kinh tế hỗn hợp), nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản chủ nghĩa là trong xã hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản và phần lớn trường phái chủ nghĩa xã hội công nhận quyền sở hữu toàn dân, tập thể và nhà nước đối với các tư liệu sản xuất (ví dụ như đất đai và tài nguyên khoáng sản).
Trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động cơ lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải, phân hóa giàu - nghèo là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Nguồn: vi.wikipedia.org
Chủ nghĩa tư bản là gì?
Reviewed by Unknown
on
tháng 8 28, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: